Hotline mua hàng : 0333 09 8800 - 09 4545 8800
Thời gian làm việc : Từ 8H đến 22H tất cả các ngày
Giao hàng Tại Nhà Hà Nội
Lắp đặt Tại nhà Hà Nội
Thanh toán Khi nhận hàng tại nhà
Bảo hành Chính hãng

Có nên để trẻ nhỏ ngủ chung với bố mẹ?

Khi bé sơ sinh ngủ cùng với bố mẹ, nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là rất lớn, vì có thể bị ngạt thở. Ngủ cùng bố mẹ, trẻ sơ sinh có thể gặp phải những rắc rối như bị tay bố mẹ đè lên người, chăn, gối bịt kín mũi, miệng, kẹt giữa giường và tường…
Để trẻ nhỏ ngủ cùng với bố mẹ là thói quen của người Việt Nam, thậm trí thói quen này còn có thể kéo dài khi trẻ lớn tới 5,6 tuổi. Với người Việt Nam, trẻ nhỏ cần được bố mẹ bảo vệ trong những giấc ngủ và một phần nào đó để tiện chăm sóc. Còn với các chuyên gia thì lại cho rằng, nên cho trẻ ngủ riêng trong cũi ( trẻ nhỏ) và có giường riêng khi trẻ đã lớn. 2 luồng ý kiến tồn tại đã lâu dài nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Hơn thế nữa, việc lựa chọn đệm tốt cho trẻ cần được nghiên cứu chứ không thể tùy tiện dùng chung với bố mẹ được.


Mới đây, ý kiến từ chuyên gia đại diện cho Học viên Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng: việc để con trẻ ngủ cùng bố mẹ là hành động không tốt, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tử vong. Trong khi đó, các chuyên gia về sức khỏe lại cho rằng kết luận của Học viện Nhi khoa Mỹ đi ngược lại với thực tế rằng nếu trẻ được ngủ chung giường với cha mẹ theo cách an toàn thì điều này sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Ông James McKenna, trưởng phòng nghiên cứu Hành vi giấc ngủ của mẹ và bé thuộc trường Đại học Notre Dame, lại đưa ra một số điểm có lợi và có hại của việc để trẻ ngủ chung với bố mẹ.

Cùng xem những phân tích của nhà nghiên cứu McKenna, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về vấn đề này và cũng là tác giả của cuốn sách: Điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ ngủ chung giường, để các mẹ có lựa chọn phù hợp khi đón thành viên mới trong gia đình.

 
Để trẻ nhỏ ngủ cùng bố mẹ là thói quen của hầu hết người Việt
Để trẻ nhỏ ngủ cùng bố mẹ là thói quen của hầu hết người Việt

Theo ông McKenna, điều lo lắng nhất đối với bất kỳ ông bố bà mẹ có con nhỏ nào chính là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), thường xảy ra trong khi ngủ. SIDS là trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chết đột ngột, bất ngờ, không rõ nguyên nhân, ngay cả sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước điều tra chuyên môn.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết đau lòng và không đáng có của con trẻ, chẳng hạn như bố mẹ hút thuốc, uống rượu sau đó ngủ cùng con. Hoặc hành động tưởng chừng vô hại là mẹ để con nằm cùng trên ghế sofa, vì không gian nhỏ hẹp, con có thể bị ngã xuống nền nhà hoặc bị ép đến nghẹt thở khi mẹ ngủ quên.

Còn có những mối nguy hiểm tiềm ẩn nữa là chăn gối, các con thú bông trên giường cũng có thể vô tình trở thành “kẻ giết người”, lấy đi mạng sống của con bạn khi đứa trẻ còn non nớt không thể xoay đầu khi có vật đè trên mặt. Ví dụ như những chiếc đệm lò xo có độ đàn hồi quá tốt, với những trẻ nhỏ đang tập nẫy, khi bé úp mặt xuống sẽ khó lật lại được vì đệm quá mềm, điều này rất nguy hiểm.

Mặc dù SIDS có thể xảy ra với rất nhiều nguyên nhân nhưng theo một nghiên cứu của Rachel Moon, người đứng đầu nhóm chuyên gia về SIDS của Học viện Nhi khoa Mỹ, thì việc để trẻ sơ sinh ngủ chung giường vẫn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng đột tử trẻ nhỏ.

Khi bé sơ sinh ngủ cùng với bố mẹ, nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là rất lớn, vì có thể bị ngạt thở. Ngủ cùng bố mẹ, trẻ sơ sinh có thể gặp phải những rắc rối như bị tay bố mẹ đè lên người, chăn, gối bịt kín mũi, miệng, kẹt giữa giường và tường…

Một nghiên cứu khác ở Anh cho thấy, nguy cơ tử vong vì ngạt ở trẻ dưới 8 tháng tuổi ngủ chung giường với người lớn cao gấp 40 lần so với những trẻ ngủ riêng. Nghiên cứu của Mỹ đăng trên tạp chí Pediatrics vào năm 2014 cũng chỉ ra 69% số trẻ chết đột ngột là đang nằm ngủ cùng với một người khác.

 
Nằm chung với bố mẹ làm bé có nguy cơ đột tử cao
Nằm chung với bố mẹ làm bé có nguy cơ đột tử cao

Có lẽ, dẫn chứng như vậy thì chẳng có bố mẹ nào dám để con ngủ cùng giường nữa, nhưng hãy xem những lập luận tiếp theo của ông McKenna.

Nếu biết cách chăm sóc con, thì việc bố mẹ để trẻ ngủ chung giường không những đảm bảo an toàn cho con mà còn có những lợi ích nhất định cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Thứ nhất, trẻ mới sinh cơ thể còn rất yếu ớt, ngoài việc cần được bú mẹ thường xuyên, các bé không thể tự điều chỉnh thân nhiệt và hơi thở của mình. Các nghiên cứu của ông McKenna cho thấy rằng việc ngủ cùng mẹ có thể tốt cho nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và thậm chí là khả năng hấp thụ calo của bé.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cho thấy rằng việc những đứa trẻ được ngủ cùng và bú sữa mẹ trong đêm thường khỏe mạnh hơn những trẻ khác. Vì việc thức dậy đều đặn nhiều lần mỗi tối để cho con bú là việc không nhiều bà mẹ làm được. Ngoài ra, những em bé được ngủ cùng bố mẹ từ sớm khi lớn lên sẽ có trạng thái tâm lý thoải mái hơn, cảm thấy hạnh phúc và ít lo lắng, có lòng tự trọng cao hơn và xử lý căng thẳng tốt hơn.

Do vậy, ông McKenna hoàn toàn bác bỏ kết luận của Học viện Nhi khoa Mỹ rằng không nên để trẻ sơ sinh ngủ chung với bố mẹ. Ông tự tin nói: “Việc trẻ sơ sinh ngủ chung với bố mẹ là chuyện hết sức bình thường. Đó là cách để cha mẹ chăm sóc con khi đứa trẻ còn quá non nớt”.

Ở các gia đình phương Tây, cha mẹ thường để con nằm ngủ ở giường cũi riêng với đệm cũi giá rẻ chuyên dụng. Nhưng ở Việt Nam, các ông bố cha mẹ thường để con ngủ chung giường cho đến khi con đi học tiểu học hoặc lớn hơn một chút.

Vì thế, dù có hay không cho con ngủ chung giường thì cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý những điều này để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra:

Khi đi ngủ không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh, dù là trời lạnh, không cho trẻ sơ sinh nằm gối vì vùng đầu là nơi phát tán 85% lượng nhiệt cơ thể. Đội mũ không giúp giữ ấm vùng thóp của con như nhiều bố mẹ nghĩ, mà ngược lại làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

 
Hãy nuôi trẻ một cách khoa học nhất ngay cả khi ngủ
Hãy nuôi trẻ một cách khoa học nhất ngay cả khi ngủ

Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ, thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của bé trong đêm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Cha mẹ hút thuốc, uống rượu thì tuyệt đối không được ngủ cùng giường với con. Vì nếu trẻ ngủ cùng với người hút thuốc, uống rượu, sẽ có nguy cơ đột tử rất cao.

Không mặc quá nhiều lớp quần áo cho con, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ mặc hơn người lớn 1 lớp quần áo, tốt nhất không quá 4 lớp quần áo.

Thông thường với những gia đình có 2 con, bố mẹ thường để cả nhà ngủ chung, nhưng phải lưu ý rằng tuyệt đối không để anh, chị lớn nằm cạnh em nhỏ. Vì khi ngủ anh, chị lớn hơn có thể sơ ý cựa quậy, để tay, chân hoặc nằm đè lên em nhỏ gây nguy hiểm và hãy dùng những chiếc đệm bông ép Hàn Quốc có độ mềm nhưng vẫn phải cứng để giữ giấc ngủ cũng như sự phát triển của trẻ.


Trên là những dẫn chứng cụ thể về lời giải đáp cps cho trẻ nhỏ nên ngủ chung với bố mẹ? đã được bổ sung. Hi vọng, bố mẹ sẽ có câu trả lời cho riêng mình về việc để bé ngủ bên cạnh mình có lợi hay có hại. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, việc để bé ngủ riêng cũng cần có sự quan sát của người lớn để xem bé có thực sự thích nghi với chỗ ngủ mới không hoặc tránh các trường hợp bé ngủ hay bị hoảng sợ, la khóc,...
 

 
Bình luận sản phẩm
Facebook
Tin tức liên quan